Thuật ngữ

Quản lý cửa hàng là gì? Mô Tả công việc chi tiết

Quản lý cửa hàng là công việc rất quan trọng ở mỗi cửa hàng, mỗi khu vực kinh doanh của công ty. Họ là người quản lý toàn bộ mọi hoạt động bán hàng, doanh thu của cửa hàng thuộc phạm vi quản lý. Nếu bạn đang có nhu cầu về ngành nghề này, hãy cùng tìm hiểu thật kỹ hơn về quản lý cửa hàng là gì và những kỹ năng cần phải có để làm tốt công việc này nhé.

Quản lý cửa hàng là gì?

Quản lý cửa hàng hay còn được gọi là cửa hàng trưởng. Họ là người đứng đầu bộ phận bán hàng tại khu vực bán hàng, kinh doanh của công ty. Quản lý cửa hàng sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, giám sát mọi hoạt động của cửa hàng, cụ thể như: quản lý nhân viên, đối soát hàng hoá, quản lý doanh thu và quản lý khách hàng…

Ngoài ra, quản lý cửa hàng sẽ còn phải lên kế hoạch và đưa ra mục tiêu về doanh số, quản lý nhân viên bán hàng để thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Trong quá trình hoạt động, họ chính là người đứng ra chịu trách nhiệm cho các tình huống phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của cửa hàng.

Công việc thường làm của người quản lý cửa hàng là gì?

Có thể nói, công việc của quản lý cửa hàng bao gồm toàn bộ những việc nhằm lướng đến mục đích hoàn thành mục tiêu về doanh thu của cửa hàng cũng như đáp ứng được sự hài lòng, tin tưởng của khách hàng.

  • Quản lý nhân viên bán hàng

Cụ thể công việc của quản lý cửa hàng là sẽ trực tiếp quản lý và điều phối nhân sự sao cho thích hợp như sắp xếp ca làm việc, phân bổ công việc, đánh giá thái độ nhân viên, kỹ năng làm việc…

  • Huấn luyện kỹ năng và quy trình bán hàng cho nhân viên

Người quản lý cửa hàng thường sẽ có định hướng và có nhiều kỹ năng bán hàng. Họ sẽ trực tiếp huấn luyện và đào tạo cho đội ngũ nhân viên. Đội ngũ này có chuyên nghiệp thì mới dễ được lòng khách hàng và hoàn thành được mục tiêu doanh thu.

  • Là người thực hiện giám sát các khâu trong quá trình bán hàng

Cụ thể của việc giám sát là họ sẽ theo dõi doanh thu bán hàng trong ngày, tuần, tháng, đánh giá sản phẩm được thị trường đón nhận ít hoặc nhiều, đưa ra giải pháp cải thiện, lên kế hoạch để đẩy mạnh doanh số, chỉ đạo các khâu trưng bày sao cho thẩm mỹ, khoa học…

  • Kết hợp với các bộ phận khác để phát triển công ty

Ở một số trường hợp, quản lý cửa hàng cũng cần phối hợp với các bộ phận khác như phòng nhân sự, nghiên cứu thị trường, phòng Marketing…

  • Khảo sát khách hàng, phân tích và nghiên cứu thị trường

Quản lý cửa hàng cần tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đưa ra phương án bán hàng phù hợp, theo dõi đối thủ cạnh tranh, cập nhật xu hướng tiêu dùng…

  • Lập kế hoạch và làm báo cáo về kết quả bán hàng

Quản lý cửa hàng cần đưa ra kế hoạch phát triển cho cửa hàng, đồng thời làm báo cáo kết quả cho hoạt động kinh doanh: báo cáo về doanh số, tồn kho sản phẩm, tình hình tiêu thụ, mức tăng trưởng so với kỳ trước…

  • Quản lý vấn đề lương bổng và các chính sách nhân sự

Người quản lý cần theo dõi để đánh giá chuẩn xác năng lực của nhân viên để lập bảng lương thưởng, tạo động lực cho nhân viên làm việc và cố gắng.

Một số công việc khác của quản lý cửa hàng như quản lý việc bài trí, sửa chữa cửa hàng, thực hiện các chương trình khuyến mãi của cửa hàng, giải quyết các vấn đề khách hàng khiếu nại và các công việc khác theo chỉ đạo của cấp trên…

Muốn làm quản lý cửa hàng cần phải có những kỹ năng nào?

Do đặc thù công việc quản lý toàn bộ cửa hàng, nên người quản lý thường sẽ cần phải có nhiều kỹ năng, trong đó bao gồm cả chuyên môn và kỹ năng mềm. Cụ thể đó là:

  • Họ là những người có hiểu biết về kế toán, tài chính và cả lĩnh vực Marketing.
  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng và làm hài lòng khách hàng.
  • Kỹ năng lên kế hoạch và chiến lược phát triển cửa hàng, Marketing…
  • Khả năng giải quyết vấn đề.
  • Khả năng học hỏi nhanh và quản lý nhân viên linh hoạt.
  • Kỹ năng làm việc đội nhóm và có khả năng lãnh đạo tốt.
  • Có kinh nghiệm thuyết phục khách hàng và kỹ năng chốt sale.

Ở trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về khái niệm cũng như công việc của một quản lý cửa hàng. Rất hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ thật sự có ích với những bạn đang có nhu cầu theo đuổi công việc này trong thời gian tới. Chúc bạn sẽ thành công và đạt được mục đích của bản thân với một công việc có mức lương hấp dẫn.

Categories:
Thuật ngữ
You Might Also Like

Leave A Reply

CAPTCHA