Quản trị là một khái niệm không xa lạ trong lĩnh vực kinh doanh nhưng lại là một phạm trù rất rộng và có nhiều định nghĩa khác nhau. Trong đó có kế thừa và bổ sung để thêm hoàn chỉnh ý nghĩa. Và bài viết sau xin tóm tắt đầy đủ để chúng ta hiểu rõ nhất về quản trị là gì.
Quản trị là gì? Phân biệt ra sao với quản lý?
Theo cách hiểu đơn giản nhất thì quản trị là một quá trình hoạch định tất cả các kế hoạch, tổ chức sắp xếp và lãnh đạo, kiểm soát các hoạt động của các thành viên. Từ đó mới thiết lập, tạo điều kiện để xây dựng và duy trì một môi trường làm việc hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong tổ chức.
Với cách hiểu trên thì chúng ta thấy rằng quản trị và quản lý khá giống nhau nhưng đây lại là 2 khái niệm có sự khác biệt. Cụ thể như sau:
Về cấp bậc và đối tượng: Quản lý là hướng đến công việc, quản lý ở các hoạt động cấp trung. Còn quản trị đối tượng hướng đến là con người, quản trị ở cấp cao nhất.
Về bản chất và chức năng: Quản trị lập ra chính sách cho tổ chức, đưa ra mục tiêu và quyết định dựa theo tư duy. Nên chức năng của quản trị là lập kế hoạch. Trong khi bản chất của quản lý là thực hành các chính sách trên dưới sự kiểm soát. Nên chức năng của quản lý là thúc đẩy và kiểm soát công việc của nhân viên.
Về phạm vi sử dụng: Quản trị được sử dụng trong các tổ chức chính phủ, tôn giáo, giáo dục, doanh nghiệp và quân sự nên sẽ ảnh hưởng bởi cộng đồng, chính phủ… Còn quản lý tập trung ở các doanh nghiệp và chịu ảnh hưởng bởi quyết định và quan điểm của nhà quản lý.
Quản trị có bản chất gì?
Ở phần trình bày trên, chúng ta đã điểm qua bản chất của quản trị nhưng cụ thể hơn về vấn đề này thì cần làm rõ qua 3 yếu tố sau:
Chủ thể quản trị: Phải có chủ thể quản trị thì mới thể hiện được bản chất của quản trị. Bởi đây là nhân tố tác động và chịu bị tác động để tiếp diễn quy trình quản trị liên tục.
Mục tiêu đặt ra cho chủ thể quản trị và đối tượng: Chủ thể quản trị cần phải gắn liền với các mục tiêu bởi cần căn cứ vào đây để tạo ra các nhân tố tác động. Mà đối tượng chịu sự tác động này là một tập thể hoặc các máy móc, thiết bị. Và chủ thể quản trị có thể là một hoặc nhiều người.
Nguồn lực quản trị: Nguồn lực là giá trị sử dụng để chủ thể quản trị khai thác nhằm duy trì sự liên tục.
Quản trị có chức năng gì?
Cần nắm được 4 chức năng của quản trị và những lưu ý cần biết thì nhà lãnh đạo mới có thể thực hiện tốt vai trò của mình như sau:
Hoạch định: Bao gồm xác định rõ mục tiêu và phương hướng hành động, các dự thảo và tạo ra lịch trình về chương trình hành động, các biện pháp kiểm soát, cải tiến và phát triển tổ chức.
Lưu ý: Đây là chức năng quan trọng giúp các nhân viên phối hợp trong các hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Tổ chức: Vai trò quản trị của tổ chức bao gồm thiết lập sơ đồ tổ chức, cụ thể các nhiệm vụ của từng bộ phận, đánh giá tiêu chuẩn của từng công việc.
Lưu ý: Chức năng này yêu cầu sự phân bổ và sắp xếp phải hợp lý. Ngoài nguồn lực con người thì cần các nguồn lực vật chất như thiết bị máy móc, kinh phí…
Lãnh đạo: Có vai trò thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo để tác động đến cấp dưới của mình. Bao gồm các hoạt động động viên nhân viên, lãnh đạo và chỉ huy, thiết lập các mối quan hệ giữa nhân viên và nhà quản trị, giữa nhà quản trị với các tổ chức khác.
Lưu ý: Nhà quản trị phải giao việc cho nhân viên và giám sát, quản lý đúng cách để nhân viên làm việc hiệu quả.
Kiểm soát: Quản trị cần kiểm soát để tổ chức vận hành đi đúng hướng và kịp thời điều chỉnh khi có những sự cố xảy ra. Bao gồm các hoạt động kiểm soát như xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, lên lịch trình và công cụ để kiểm tra, đánh giá tình hình và đưa ra biện pháp sửa chữa.
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu rõ khái niệm quản trị là gì qua phần trình bày trên. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ mang đến những cái nhìn toàn diện khi chúng ta thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình. Từ đó làm tốt vai trò và giữ đúng vị trí của một nhà quản trị.