Thuật ngữ

Value là gì? Hiểu đúng về giá trị doanh nghiệp trong kinh doanh hiện nay

Value là gì? Đây là một từ ngữ tiếng Anh quen thuộc hiện nay được dùng với mục đích là định giá sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi sẽ không lý giải nó một cách đơn giản như những gì bạn đã biết. Chúng ta sẽ liên hệ value trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm cụ thể. Từ đó, có thể hiểu hơn về những giá trị mà doanh nghiệp đang xây dựng trong thời điểm hiện tại quan trọng như thế nào?

Value là gì? Giá trị của doanh nghiệp, giá trị hàng hóa là những chủ đề chính sẽ được chúng tôi phân tích trong bài viết hôm nay. Nếu bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực này, hãy dành ít thời gian để đồng hàng cùng chúng tôi phân tích một vài yếu tố nổi bật trong value bạn nhé!

Value là gì?

Value có nghĩa tiếng Việt là giá trị về mặt tiền tệ, sản phẩm hàng hóa và những dịch vụ liên quan đến vật chất được đánh giá thông qua tài sản. Từ ngữ này xuất hiện nhiều nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán và kiểm toán. Đặc biệt được nhắc đến nhiều nhất trong các báo cáo cuộc họp liên quan đến giá trị cổ đông, giá trị công ty và giá trị thị trường.

 Người ta thường sử dụng từ value để định giá công ty này với công ty khác, qua đo phân tích tiềm năng để đầu tư. Giá trị được đặt làm tiêu chuẩn so sánh hàng đầu, bao gồm giá trị cổ phiếu, giá trị giao dịch, giá trị cổ phần, giá trị thu vào, giá trị hao hụt,…

Phân biệt sự khác nhau giữa định giá và giá trị là gì?

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa từ định giá và giá trị trong kinh doanh. Tuy có sự giống nhau về mặt ngữ âm nhưng thực chất hai từ ngữ này hoàn toàn không giống nhau về mặt ý nghĩa.

 Giá trị(Value): Số lượng được thể hiện qua con số, trong tài chính nó được sử dụng để xác định giá trị của một tài sản. Nó cũng được dùng để biểu thị tình hình hoạt động tài chính của công ty. Các nhà đầu tư cũng như những nhà phân tích, giám đốc điều hành sẽ dựa vào những số liệu thống kê về mặt giá trị để đưa ra những ước tính, dự báo tình hình hoạt động công ty trong thời gian vừa qua và thời gian sắp tới. Từ đó, vạch ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn nhất nhằm cải thiện tình hình tốt hơn.

Định giá (Valuation): Là quá trình tính toán và ấn định tài sản cụ thể cho một công ty. Thuật ngữ này dùng để ấn định những giá trị cụ thể như giá trị cổ phiếu. Những nhà phân tích cổ phiếu thường tính toán thông qua những mức định giá cụ thể để xác định tính hợp lý vấn đề. Để định giá cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào kết quả hoạt động tài chính liên quan đến mức cổ phiếu hiện tại.

Giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value – EV)

Định nghĩa về giá trị doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp có tên gọi tiếng Anh là Enterprise Value, được sử dụng với tên viết tắt là EV. Giá trị doanh nghiệp được định nghĩa với nhiều cách khác nhau:

Từ những góc độ của thị trường, giá trị doanh nghiệp được xác định là tổng giá trị của một công ty. Nó được sử dụng nhằm mục đích như là sự thay thế toàn diện hơn cho những giá trị về mặt thị trường của vốn chủ sở hữu hay giá trị vốn của thị trường.

Dưới góc độ của những nhà kinh tế học theo trường phái của lợi ích, giá trị doanh nghiệp chính là sự biểu đạt bằng tiền của toàn bộ những khoản lợi được thu nhập mà doanh nghiệp có thể thực hiện tính toán trong tương lai.

Các tiêu chuẩn về giá trị doanh nghiệp phổ biến hiện nay?

Giá trị hoạt động và giá trị thanh lí

Đây là giá trị hoạt động của một doanh nghiệp được sử dụng là giá trị hay tổng số tiền thu được từ một hoạt động kinh doanh cụ thể. Nó khác hoàn toàn với giá trị thanh lý, một bên là thu vào nhờ hoạt động kinh doanh kéo dài. Một bên còn lại chính là số tiền khi doanh nghiệp bán ra và không còn tiếp tục thu được lợi nhuận nữa.

Nhìn chung, giá trị hoạt động và giá trị thanh lý của mỗi doanh nghiệp hoàn toàn không giống nhau. Doanh nghiệp đang hoạt động sẽ có giá trị lớn hơn là doanh nghiệp thanh lý. Doanh nghiệp tiến hành giải thể hoặc phá sản.

 Giá trị sổ sách và giá trị thị trường

Giá trị sổ sách là toàn bộ những tài sản doanh nghiệp được phản ánh trực tiếp trên sổ sách kế toán được tính theo phương pháp kế toán hiện hành. Giá trị doanh nghiệp của chủ sở hữu là toàn bộ những tài sản doanh nghiệp đã trừ đi giá trị khoản phải trả.

Giá trị thị trường được ước tính là toàn bộ tài sản doanh nghiệp thực hiện trong giao dịch và mua bán trên thị trường. Giá trị này có thể cao hoặc thấp hơn so với giá trị sổ sách và thường cao hơn giá trị thanh lý cho doanh nghiệp.

Giá trị thị trường và giá trị lý thuyết của doanh nghiệp

Giá trị lí thuyết là giá trị đạt được dựa trên việc xem xét đầy đủ và toàn diện nhất những yếu tố liên quan đến việc xác định các giá trị doanh nghiệp. Nó góp phần phản ánh đầy đủ những giá trị kinh tế của doanh nghiệp đạt được trong quá trình kinh doanh.

Nếu như giá trị thị trường hoạt động hiệu quả thì giá trị lí thuyết doanh nghiệp sẽ được phản ánh gần đúng với giá trị lý thuyết của doanh nghiệp.

Những yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp hiện nay:

Giá trị doanh nghiệp không hoàn toàn cố định theo thời gian, nó sẽ có sự biến đổi bởi những yếu tố tác động trực tiếp. Ví dụ như:

Tình trạng tài sản của doanh nghiệp.

Vị trí kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được.

Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Năng lực quản lý kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được.

Trình độ kỹ thuật và tay nghề làm việc của người lao động, quyết định đến năng suất lao động.

Tóm lại, giá trị doanh nghiệp hiện nay luôn không ngừng thay đổi dựa vào quá trình sản xuất, cách doanh nghiệp quản lý và vận hành hoạt động. Chắc chắn không thể không chịu ảnh hưởng từ thị trường kinh doanh trong và ngoài nước. Hy vọng rằng, với những nội dung chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi value là gì chính xác nhất! Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết này. 

Categories:
Thuật ngữ
You Might Also Like

Leave A Reply

CAPTCHA