Thuật ngữ

Giám Sát Bán Hàng Là Gì? Vai Trò Của Giám Sát Bán Hàng

Giám sát bán hàng là một vị trí chắc không còn lạ lẫm gì với nhiều người trong lĩnh vực kinh doanh. Những năm gần đây, công việc giám sát bán hàng đang được các công ty chào đón với những phúc lợi vô cùng hấp dẫn, mục đích chính là để kiểm soát triệt để hiệu quả kinh doanh, đảm bảo sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp trên con đường chạy đua để tồn tại trong thị trường ngày càng cạnh tranh khắc nghiệt.

  1. Giám sát bán hàng là gì?

Giám sát bán hàng là người hỗ trợ công ty triển khai và thực hiện việc giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn cụ thể được giao. Giám sát bán hàng là những người được ví như những nhà chiến lược tài ba khi họ là người trực triếp xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng hay nhân viên cấp dưới để hoàn thành mục tiêu của công ty. Cũng vì thế mà họ được coi như con át chủ bài của các doanh nghiệp, là trợ thủ đắc lực trong việc lên kế hoạch thực hiện và đảm bảo tối ưu hóa độ phủ sóng của sản phẩm kinh doanh.

  • Công việc và vai trò chính của người giám sát bán hàng là gì?
    • Thực hiện việc xây dựng và thúc đẩy các kế hoạch kinh doanh
  • Nghiên cứu và thu thập thông tin thị trường, tập trung chủ yếu vào các hoạt động kinh doanh của đối thủ nhằm đưa ra những chương trình khuyến mãi nhằm cạnh tranh và nâng cao doanh số.
  • Trực tiếp quản lý danh sách khách hàng tiềm năng đồng thời dựa vào đó để xây dựng các tuyến bán hàng cũng như cách thức hoạt động để thúc đẩy kinh doanh tại địa phương nhất định.
  • Báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình thị trường, đối thủ, nhân viên cho quản lý cấp trên.
    •  Trực tiếp giám sát và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của khu vực thuộc quyền quản lí
  • Giám sát, đốc thúc nhân viên bán hàng theo mục tiêu đã đề ra.
  • Thực hiện phân tích tình hình, sắp xếp tổ chức kế hoạch thay đổi chiến lược để có thể đạt được hiệu quả công việc một cách tối ưu nhất.
    •  Chịu trách nhiệm đảm bảo doanh số
  • Giám sát bán hàng không những phải đảm bảo đạt được KPI hay doanh số do công ty đề ra, họ còn là người có nhiệm vụ đốc thúc nhân viên đạt chỉ tiêu theo ngày/tuần/tháng. Và vì là người có kinh nghiệm và kiến thức bán hàng nhiều hơn cho nên bên cạnh việc quản lý, giám sát bán hàng còn là người sẽ giúp đỡ và hỗ trợ nhân viên khi có vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.
  • Đảm bảo xây dựng một hệ thống kinh doanh tiết kiệm chi phí song song với việc lợi nhuận tăng cao.
    •  Đảm bảo hàng tồn kho, cung ứng và trưng bày hàng hóa công ty
  • Quản lý hàng tồn kho sao cho không để xảy ra tình trạng cháy hàng hay hạn chế tối đa việc thiếu hàng trong quá trình kinh doanh.
  • Hướng dẫn và đào tạo cho nhân viên về cách trưng bày hàng hóa đạt chuẩn đồng thời cho nhân viên thực hành thêm kĩ năng mềm về phục vụ khách hàng.
  • Đảm bảo các hoạt động bán hàng diễn ra trơn tru, đúng giờ, đủ hàng và đúng giá nhằm tạo dựng niềm tin và duy trì mối quan hệ kinh doanh lâu dài với khách hàng.
    •  Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và bền lâu với khách hàng
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng bằng việc giúp đỡ, phối hợp hết sức với khách hàng khi có sự cố phát sinh trong suốt quá trình kinh doanh.
  • Đảm bảo tính công bằng cho mọi khách hàng trong việc cập nhật thông tin về những chương trình khuyến mãi, giá cả hay phân phối sản phẩm.
  • Cập nhật và quản lý danh sách khách hàng hàng ngày nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh của công ty.
    •  Xây dựng đồng thời phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng xuất sắc
  • Tuyển dụng và đào tạo đầy đủ các kỹ năng cần thiết đối với nhân viên mới.
  • Động viên, khích lệ nhân viên cùng cố gắng và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc để cùng hoàn thành mục tiêu chung.
  • Đánh giá công bằng giữa các nhân viên, đưa ra hình thức khen thưởng đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công việc nhằm nâng cao tinh thần làm việc của mọi người.
  • Truyền đạt thông tin, thông báo từ ban quản lí tới nhân viên một cách nhanh chóng, rõ ràng và hiệu quả.
  • Yêu cầu công việc của vị trí giám sát bán hàng cần những gì?

Giám sát bán hàng là một vị trí mà muốn ứng tuyển thì ứng viên phải trang bị cho mình những kĩ năng chuyên môn nhất định.

Thứ nhất, bạn cần có trình độ chuyên môn ở những lĩnh vực như kinh tế, tài chính, luật… và đa số các công ty sẽ đòi hỏi người có trình độ Đại học trở lên để đảm đương vị trí này.

Thứ hai, để làm giám sát bán hàng thì tất nhiên là trước tiên bạn phải có kinh nghiệm kinh doanh bán hàng đã. Những ứng viên có ít nhất 3 năm kinh nghiệm bán hàng sẽ là đối tượng dễ lọt vào tầm ngắm nhất, ngoài ra ứng viên có kinh nghiệm làm leader ít nhất 1 năm cũng sẽ được ưu tiên hơn.

Ngoài những kĩ năng chuyên môn bên trên thì kinh doanh là ngành “làm dâu trăm họ”, vì vậy, giám sát bán hàng cũng không phải ngoại lệ. Đó chính là lí do mà một người giám sát bán hàng phải luôn trang bị sẵn sàng cho mình những kĩ năng mềm để sử dụng trong quá trình làm việc. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng đã khó, duy trì mối quan hệ ấy còn khó hơn, cho nên giao tiếp ứng xử là một trong những kĩ năng cực kỳ quan trọng của người giám sát bán hàng. Bên cạnh đó thì khả năng lãnh đạo, quản lí nhân viên, sắp xếp và phân chia công việc cũng là yếu tố quyết định bạn có phải một người giám sát giỏi hay không.

  • Thu nhập của giám sát bán hàng

Hiện nay mức thu nhập một giám sát bán hàng sẽ rơi vảo khoảng từ 8 – 30 triệu đồng, một điều dễ hiểu là kinh nghiệm chuyên môn và kinh nghiệm làm nghề càng lâu năm, năng lực càng giỏi thì mức lương của bạn sẽ càng cao. Vì đây là công việc với áp lực rất lớn cho nên những người làm giám sát phải chuẩn bị một tinh thần thép thật vững chãi khi bước chân vào nghề. Sau khi đã hiểu Giám sát bán hàng gì cùng những nhiệm vụ yêu cầu của công việc rồi thì đừng chân chừ nữa, quyết định ngay thôi, một tương lai tươi sáng đang chào đón bạn đấy. Chúc bạn thành công!

Thuật ngữ

HRBP là gì? Vai trò của HRBP trong doanh nghiệp

HRBP là gì? Đây là một vị trí công việc được đánh giá quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp tương tự như HR. Vậy giữa HR và HRBP có gì khác biệt không? Họ thực hiện nhiệm vụ gì trong doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu tổng quan về nghề trong phần trình bày sau nhé!

HRBP là gì? Tổng quan về nghề

HRBP là nhân sự – đối tác chiến lược kinh doanh, cụm từ viết tắt từHuman Resource Business Partner. Họ là những người có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về nhân sự và các hoạt động kinh doanh. Đồng thời HRBPcòn là những người có tầm nhìn trong việc hoạch định các chiến lược và trở thành đối tác với các phòng ban trong doanh nghiệp.

Dựa vào khái niệm như trên thì chúng ta thấy rằng giữa HR và HRBP có mối quan hệ chung đều liên quan đến lĩnh vực nhân sự. Nhưng về khía cạnh công việc giữa 2 khái niệm này có sự khác biệt cụ thể như sau:

HR là quản trị nhân sự phụ trách các vấn đề về lương, thưởng, các phúc lợi khác dành cho nhân viên. Tham gia xây dựng các chính sách và đào tạo nhân viên theo quy chế của công ty.

HRBP lại chú trọng xây dựng chiến lược nhân sự phù hợp với tình hình kinh doanh. Sắp xếp vị trí nhân sự tối ưu về công việc, chi phí và hiệu quả kinh doanh. Tạo ra lực lượng nhân sự nòng cốt và tiếp nối sự phát triển trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, chúng ta thấy rằng nghề HRBP ngoài việc cần kiến thức về nhân sự thì cần một số kỹ năng nhất định về giao tiếp, xây dựng mối quan hệ. Nhưng khi kinh nghiệm nhân sự đạt đến một trình độ nhất định thì mức thu nhập khá hấp dẫn và lộ trình thăng tiến vô cùng rộng mở tại các công ty.

Vai trò HRBP trong doanh nghiệp

Nhận ra vai trò to lớn khi áp dụng mô hình HRBP mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đã thành công trong việc chuyển đổi mô hình nhân sự truyền thống sang HRBP. Đây là sự thay đổi tư duy trong việc quản lý nhằm nhấn mạnh vai trò của bộ phận nhân sự. Từ đó, hòa nhập giữa bộ phận nhân sự với các bộ phận khác để thúc đẩy chiến lược kinh doanh.

Vậy nên, HRBP đóng vai trò là quản lý cấp cao để thực hiện những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, họ còn là chuyên gia trong việc tính toán đến lợi nhuận của doanh nghiệp khi cân đối giữ hiệu suất và chi phí bỏ ra trong công việc.

Thông qua những nhiệm vụ nhân sự, HRBP sẽ giúp lãnh đạo khuyến khích người lao động làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Khi có những thay đổi về các hoạt động cải tiến thì mô hình nhân sự này sẽ phát huy khả năng chuyển đổi của mình giúp doanh nghiệp ổn định nguồn lực con người.

HRBP chịu trách nhiệm gì trong doanh nghiệp?

Làm nhiệm vụ là cầu nối giữa các phòng ban trong doanh nghiệp nên HRBP có vai trò to lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, với 4 nhiệm vụ được cụ thể như sau:

Đối tác chiến lược: Để thực hiện các chiến lược kinh doanh mà bộ phận nhân sự sẽ có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu thực tế giữa các phòng ban. Khi đó, vai trò của HRBP là điều chỉnh nhân sự  sao cho phù hợp về chất lượng nguồn lực. Thông qua việc bổ sung này, HRBP trở thành đối tác chiến lược giữa các phòng ban.

Quản lý hoạt động: HRBP cũng làm nhiệm vụ quản lý nhân viên thông qua các việc thực hiện như: Đào tạo và đánh giá thái độ làm việc của nhân viên theo văn hóa doanh nghiệp, xây dựng chương trình giao lưu nhân sự, phổ biến cho nhân viên những thông tin mới từ phòng nhân sự.

Phản ứng khẩn cấp: Việc phân bố nhân sự có mối hệ chặt chẽ với các chiến lược kinh doanh. Do vậy, để hoàn thành nhiệm vụ này, HRBP phải thật sự linh hoạt để bố trí nhân sự lúc cần thiết. Đồng thời kịp thời có những phương án để đối phó kịp thời khi có những sự cố xảy đến.

Người hòa giải: Có thể nói nhiệm vụ mà mọi HRBP cần phải thực hiện được đó là người hòa giải mâu thuẫn giữa các cá nhân trong công việc. Họ còn phải lắng nghe, tư vấn và hỗ trợ cho người lao động trong việc giải quyết các nhu cầu cần thiết. Đề xuất với cấp trên những nguyện vọng này và đồng thời nhận quyết định từ cấp trên của mình.

Với vai trò và nhiệm như đã nêu trên thì chắc hẳn các bạn đã hiểu HRBP là gì. Qua đó, chúng ta rằng đây là một nghề có triển vọng trong tương lai bởi ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời kéo theo đó là rất cần nguồn lực về nhân sự. Vì vậy, những bạn trẻ hãy rèn luyện các kỹ năng cần thiết để đến với công việc hấp dẫn này trong tương lai.

Thuật ngữ

Account manager là gì? Thực hiện những nhiệm vụ nào?

Những ai đang hoạt động tại các công ty agency thì chắc hẳn sẽ nghe nhiều đến vị trí account manager. Chỉ biết rằng họ đóng vai trò quan trọng tại đây nhưng một số người vẫn chưa hiểu cụ thể account manager là gì. Họ thực hiện nhiệm vụ gì? Cần có tố chất nào để giữ vị trí này? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Account manager là gì? Triển vọng của nghề ra sao?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu agency là gì? Đây là một công ty cung cấp những ý tưởng sáng tạo và các giải pháp cho các nhãn hàng. Trong đó, bộ phận account sẽ đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tư vấn và chốt đơn hàng cho công ty. Vậy account manager là người có trách nhiệm cao nhất trong việc đàm phán và ký hợp đồng. Đồng thời họ còn giám sát việc chi tiêu ngân sách, doanh thu, các vấn đề và chi phí trong việc thỏa thuận với khách hàng.

Theo nhiều ý kiến cho rằng, làm việc tại các agency là cơ hội để học hỏi và được tự do chứng minh khả năng của mình để đạt được vị trí cao hơn. Do vậy, account manager là vị trí mà mọi người hoàn toàn có khả năng đạt được trong vài năm nhưng còn tùy thuộc vào năng lực của từng người. Và đặc biệt, mức lương tại vị trí này dao động từ 8-20 triệu phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Những công ty lớn có thể lên đến 16-23 triệu chưa tính tiền thưởng và hoa hồng.

Như vậy, account manager là một vị trí việc làm hấp dẫn mà ai cũng có thể thử sức mình. Nhưng nếu bạn có định hướng đến với nghề ngay từ hôm này thì nên theo học các ngành marketing, kinh doanh để được đào tạo chuyên sâu hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều account manager đến từ những lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Chẳng hạn những bạn làm kỹ thuật theo đuổi lĩnh vực marketing và nhờ vào chuyên môn của mình mà họ có thể dễ dàng đàm phán các hợp đồng liên quan đến các thiết bị kỹ thuật.

Công việc của account manager là gì?

Từ khái niệm nêu trên, chúng ta thấy rằng account manager và sale có sự giống nhau về nhiệm vụ là tìm kiếm khách hàng. Nhưng xét về vai trò giữa 2 vị trí công việc có sự khác biệt mà mọi người cần làm rõ như:

Sale: Tập trung vào doanh số bán hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng để chốt sale nhanh chóng. Từ đó, tạo ra doanh số bán hàng cho công ty nhưng đồng thời còn giúp họ đạt doanh số theo quy định để nhận tiền thưởng.

Account manager: Điều mà các account, manager quan tâm lại là tập trung vào tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Vừa tìm kiếm doanh thu nhưng cũng đồng thời tìm cách duy trì quan hệ với khách hàng để tạo ra lợi nhuận lâu dài. Vậy công việc cụ thể của account manager là gì?

Tiếp nhận thông tin của khách hàng và liên hệ tư vấn, trao đổi và đàm phán chi phí. Lấy brief để cùng team xây dựng và phân tích, thiết kế proposal để gửi cho khách hàng. Lên hợp đồng và giữ liên hệ với khách hàng trong quá trình thực hiện dự án.

Account manager có nhiệm vụ quản lý cấp account executive, team, quản trị dự án, điều phối công việc trong bộ phận. Thực hiện việc phân tích và đánh giá của bộ phận trong từng giai đoạn, tình hình hoạt động của công ty.

Kiểm tra dữ liệu và thu hồi nợ các khách hàng do mình phụ trách. Chịu trách nhiệm cao nhất về doanh số của công ty. Liên hệ với khách hàng sau khi kết thúc dự án.

Account manager cần có tố chất gì?

Mỗi ngành nghề đều yêu cầu chúng ta phải có những tố chất để làm việc hiệu quả. Đặc biệt đối với vị trí account manager lại cần có những tố chất đặc thù để giữ vững vị trí của mình, chẳng hạn như:

Tầm nhìn tổng quan và chi tiết: Sau khi nhận được dự án, account manager cần có cái nhìn tổng quan để xem điểm quan trọng nhất cho đến những chi tiết nhỏ trong toàn bộ kế hoạch này. Bên cạnh đó, họ cần phải biết bộ phận mình đang chạy dự án nào và tiến độ thực hiện. Từ đó, tính toán được thời gian và hiệu quả cho những dự án mới nhằm đàm phán với khách hàng rõ nhất.

Dung hòa giữa công ty và khách hàng: Một account manager không chỉ có nhiệm vụ là hài lòng khách hàng mà còn phải tìm cách đáp ứng nguyện vọng cho cả 2 bên. Trong đó, ban lãnh đạo, các thành viên trong bộ phận thực hiện cũng cần được chăm chút và quan tâm như chính khách hàng bên ngoài.

Lắng nghe và giao tiếp hiệu quả: Khi giao tiếp với khách hàng thì điều đầu tiên các account manager cần nắm đó là lắng nghe yêu cầu và đặt câu hỏi cần thiết để tìm kiếm điểm trọng tâm trong vấn đề được nêu. Nội dung trao đổi cần hướng đến mục tiêu và lợi ích cho khách hàng.

Linh hoạt và sáng tạo: Để tồn tại và phát triển lâu bền thì mọi cá nhân hoạt động trong lĩnh vực marketing đều hiểu rõ cần phải linh hoạt cập nhật xu hướng thị trường, sáng tạo trong các việc tạo ra các sản phẩm. Và hơn ai hết chính những account manager cần nắm rõ điều này để dẫn đầu đội nhóm của mình.

Trên đây là tổng quan về vị trí công việc của một account manager và hẳn là mọi người đã hiểu rõ account manager là gì. Dựa vào đây thì chúng ta đều nhận thấy rằng vai trò của họ cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của các agency. Vì vậy, khi nhận lãnh trách nhiệm này thì trước tiên các bạn cần có tố chất của một account manager thì mới tạo ra giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp.

Đà Nẵng

Học chuyên viên quản trị mạng tại Đà Nẵng, có dễ kiếm việc không

Lương cao, việc nhàn hạ, 8 tiếng đồng hồ tiếp xúc máy tính, mỗi tháng nhận lương vài chục đến vài trăm triệu… Đó là những gì mà chúng ta thường nghe về nghề chuyên viên quản trị mạng? Nhưng thực tế liệu có màu hồng như chúng ta vẫn nghĩ hay không? Nên học chuyên viên quản trị mạng ở đâu tại Đà Nẵng ?

Hầu hết các bạn trẻ ngày nay đều lựa chọn một những ngành học phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Tuy nhiên, ngành càng hot thì tỷ lệ cạnh tranh càng gắt gao hơn. Vì vậy, mặc dù số lượng tuyển dụng nhiều, nhưng tỷ lệ ứng viên phù hợp và có đủ thực lực làm việc lại rất thấp. Trong đó, phải kể đến nghề chuyên viên quản trị mạng. Nếu bạn đang có dự định học chuyên viên quản trị mạng thì nhất định phải đọc qua bài viết này.

Định nghĩa về ngành quản trị mạng

Quản trị mạng được xem là công việc của người thiết kế hệ thống an ninh để bảo vệ sự tấn công của người lạ vào hệ thống online. Nhiệm vụ của người quản trị mạng là giữ gìn và phát triển nâng cấp hệ thống thông tin dữ liệu toàn diện. Mọi hoạt động tấn công của tin tặc hay kẻ xâm hại bên ngoài đều phải được loại bỏ nhanh chóng. Đó chính là công việc nhân viên quản trị mạng luôn phải tập trung đề cao.

Quản trị mạng máy tính là gì?

Quản trị mạng máy tính là một phần công việc của nhân viên quản trị mạng. Nó được hiểu chính xác là bảo vệ, bảo mật an toàn cho tất cả các máy tính. Người thực hiện công việc này đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, nắm rõ cấu trúc dữ liệu máy tính và hệ thống quản trị.

Họ sẽ ngăn ngừa những vi rút độc hại phá hủy ổ cứng, đánh cắp thông tin. Cũng như làm lạc hướng chuyển của các dịch vụ. Và đánh cắp phần mềm lấy đi data khách hàng bán cho đối thủ cạnh tranh.  Nói một cách đơn giản, quản trị mạng và quản trị mạng máy tính là công việc chung của chuyên viên quản trị mạng chuyên nghiệp cần phải thực hiện.

Tìm việc chuyên viên quản trị mạng ở đâu?

Giới thiệu đến bạn 2 website cung cấp rất nhiều thông tin tuyển dụng liên quan đến công việc IT, chuyên viên quản trị mạng được ứng viên ưu ái lựa chọn hiện nay:

Careerlink: Nằm trong top 10 website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam trong suốt nhiều năm liền. Careerlink đã trở thành sự lựa chọn tối ưu nhất của hầu hết ứng viên tìm việc và kể cả nhà tuyển dụng doanh nghiệp lớn. Với hơn 100.000 truy cập mỗi ngày, hàng nghìn công việc được cập nhật liên tục. Chỉ với vài giây tìm kiếm bằng từ khóa, sẽ giúp bạn tìm được danh sách dài các doanh nghiệp tuyển dụng phù hợp tiêu chí khu vực và mức lương mong muốn.

Timviec.com.vn: Kênh tuyển dụng hàng đầu, cung cấp nguồn nhân sự chất lượng cao cho các doanh nghiệp khắp Việt Nam. Timviec.com.vn với nhiều chuyên mục tuyển dụng dựa trên tiêu chí lĩnh vực hot, mức thu nhập khủng, hấp dẫn giúp ứng viên dễ dàng sàng lọc thông tin và tiết kiệm thời gian truy cứu, so sánh giữa các doanh nghiệp khác nhau. Không chỉ riêng ngành chuyên viên quản trị mạng, mà tất các ngành nghề hot với mức lương cao đều có thể tìm kiếm tại website này.

Học quản trị mạng ở đâu tại Đà Nẵng hiện nay?

Với nhu cầu học tập đông đảo không khó để tìm kiếm được trung tâm hay trường đại học đào tạo ngành nghề này tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, số lượng đông không tỷ lệ thuận với việc chất lượng đào tạo ở tất cả trung tâm, cơ sở đào tạo đều giống nhau. Sự chênh lệch dĩ nhiên mang tính tất yếu. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào năng lực tiếp thu và sự kiên trì của mỗi học viên. Dưới đây là một số địa chỉ uy tín đào tạo ngành học quản trị mạng bạn có thể tìm thấy tại Đà Nẵng, bao gồm:

  • Trường đào tạo Cao đẳng CNTT chuyên nghiệp.
  • Trường Cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt Hàn (Bộ Thông tin và Truyền thông)
  • Trường Cao đẳng Công Nghệ Và Kinh Doanh Việt Tiến.
  • Trường Cao đẳng Dân Lập Kinh Tế Kỹ Thuật Đông Du Đà Nẵng.
  • Trường Cao đẳng Lạc Việt.

Học chuyên viên quản trị mạng là học gì?

Sẽ có rất nhiều kiến thức bạn cần phải tích lũy khi bắt đầu học về chuyên ngành này. Trong đó, chủ yếu là khoa học máy tính, cấu trúc máy tính, bao gồm cả lý thuyết và vận dụng thực hành thực tế công tác bảo vệ an ninh mạng. Hầu hết, tất cả các sinh viên học viên đều phải học qua các kiến thức nền tảng trong giai đoạn bắt đầu. Càng về sau nội dung đào tạo sẽ ngày càng được nâng cao hơn.

Ngoài ra bạn cũng phải cần trang bị cho mình những kiến thức sau:

Thứ nhất: Trình độ ngoại ngữ, hầu hết các phần mềm máy tính đều được sử dụng từ nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu bạn không am hiểu ngoại ngữ rất khó để nắm rõ những yêu cầu bảo mật thông tin được đề xuất. Đây chính là rào cản rất lớn đối với chuyên viên quản trị mạng. Không chỉ thành thạo giao tiếp bằng tiếng Anh, mà quan trọng hơn là phải đọc và hiểu hết những thuật ngữ, từ ngữ tiếng Anh chuyên ngành quản trị mạng.

Thứ hai: Kỹ năng áp dụng lý thuyết vào thực tiễn công việc. Với một ngành học quá nhiều kiến thức phải ghi nhớ và phân tích như ngành quản trị mạng, người học nếu chỉ chăm chăm nắm lý thuyết là đủ thì sẽ không bao giờ thành công. Tất cả quá trình trao nhận kiến thức đều phục vụ cho mục đích cuối cùng chính là áp dụng chính xác vào thực tế. Do đó, đòi hỏi người học phải cân bằng giữa thực tế và lý thuyết một cách thông minh nhất.

Thứ ba: Trau dồi phẩm chất đạo đức và trách nhiệm công việc. Rèn luyện cho bản thân tư duy cầu tiến, không ngừng học hỏi, không ngừng cập nhật. Nhìn chung, ngành quản trị mạng tiếp xúc phần lớn thời gian với máy tính, con số, mã code… Chính vì vậy, đòi hỏi sự tập trung và tinh thần chịu được áp lực công việc cao.

Nếu ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường học tập, bạn không chịu được sức nặng kiến thức thì rất khó để có thể gánh được áp lực lớn trong môi trường làm việc về sau.

Thứ tư: Sức khỏe vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Vì sao, nói ngành quản trị mạng có thu nhập khủng nhưng cũng có rất nhiều người từ bỏ nó. Câu trả lời nhiều nhất có thể là liên quan đến sức khỏe.

Một cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo nên năng lượng tích cực khi làm việc. Thế nhưng, với công việc không có nhiều thời gian vận động thể thao như quản trị mạng, thật khó để duy trì sức khỏe tinh thần và trí não nếu không tập luyện thể thao.

Nhu cầu tuyển dụng ngành quản trị mạng hiện nay có cao không?

Dù học bất kỳ chuyên ngành nào đi chăng nữa, tất cả các học viên đều mong muốn tìm được một công việc phù hợp với mức lương xứng đáng. Với ngành quản trị mạng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ? Đặc biệt trong xu hướng hội nhập kinh tế, tất cả thủ tục trao đổi giao dịch đều thông qua nền tảng công nghệ bằng máy tính hay smartphone là chủ yếu. Đây chính là thời cơ thuận lợi để bùng nổ nhu cầu tuyển dụng nhân sự lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là ngành quản trị mạng.

Đây là ngành nghề thiếu nhân sự chuyên môn và thực lực thật sự hiện nay. Khi quá nhiều doanh nghiệp, công ty đưa ra chính sách tuyển dụng hấp dẫn nhưng thực tế mỗi năm số lượng tuyển dụng ngành nghề này vẫn không ngừng tăng. Có hai vấn đề được đặt ra cho sự việc này chính là: Các công ty đề cao công tác quản trị mạng hệ thống ngày càng tăng. Hoặc là chất lượng ứng viên chưa đáp ứng được nhu cầu nhà tuyển dụng cũng rất nhiều.

Qua đó cho thấy, những ngành nghề quan trọng luôn đi kèm với trình độ và kỹ năng nhất định. Để trở thành sự lựa chọn số một của bất kỳ doanh nghiệp hay công ty nào, kiến thức vững là nền tảng đầu tiên. Bên cạnh đó, kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn phải hoàn thiện để đáp ứng đầy đủ nhu cầu công việc mức độ áp lực rất lớn như hiện nay.

Mức lương của ngành quản trị mạng máy tính?

Mức lương luôn là điều hấp dẫn và thu hút sự chú ý của rất nhiều ứng viên. Với ngành quản trị mạng được đánh giá là ngành mang đến nguồn thu nhập tương đối cao hiện nay. Mức lương nhân viên trong ngành có thể dao động từ 69 – 700 $/ tháng. Tuy nhiên, phải phụ thuộc vào năng lực và tính chất công việc để xác định mức lương, cụ thể như sau:

Quản trị mạng khoảng: 69.000 USD

Quản lý mạng: 73.000 USD

Thiết kế mạng thông tin: 81.000 USD

Bảo trì mạng: 90.000 USD

Thậm chí tại một số nước phát triển, mức lương mà doanh nghiệp chi trả cho nhân viên quản trị mạng lên đến 1.000 USD có thể cao hơn, tùy thuộc năng lực và quy mô kinh doanh công ty. Với một mức lương lý tưởng đến vậy, mà rất nhiều người quan tâm và theo đuổi ngành học này.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành quản trị mạng

Sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp bộ phận quản trị mạng.

Hoặc giảng dạy các trường Trung cấp, trung tâm, trường Cao đẳng và Đại học.

Tại các vị trí tương đương sau:

Chuyên viên thiết kế mạng

Chuyên viên phát triển phần mềm mạng

Chuyên viên phát triển di động, xây dựng hệ thống truyền thông…

Nhìn chung, có rất nhiều công việc liên quan đến ngành quản trị mạng. Điều quan trọng là năng lực của bạn có thật sự phù hợp để doanh nghiệp lựa chọn bạn hợp tác hay không. Cho nên, việc đăng ký học ngành quản trị mạng bạn đã nắm trong tay nhiều lợi thế cho bản thân khi lựa chọn ngành nghề dẫn đầu xu hướng. Thế nhưng, điều quan trọng nhất để đạt được thành tựu cuối cùng chính là “sự cố gắng” bạn nhé!

Trên đây, là tất cả những vấn đề liên quan đến học chuyên viên quản trị mạng tại Đà Nẵng và cơ hội phát triển của ngành quản trị mạng hiện nay. Hy vọng sẽ giúp ích cho việc học tập và lựa chọn công việc phù hợp với mong muốn và năng lực bạn sở hữu. Chúc bạn thành công!

Thuật ngữ

Interior là gì – Liệu bạn đã chọn đúng đam mê?

Có lẽ thời gian gần đây, thuật ngữ “Interior” đã trở nên khá phổ biến trong cộng đồng người trẻ đam mê những công việc liên quan đến nghệ thuật, đặc biệt là liên quan tới ngành thiết kế. Tuy nhiên, dường như vẫn còn không ít người đang bối rối và mơ hồ khi quyết định rẽ hướng sang lĩnh vực này. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ Interior là gì chưa?

Interior chính xác là gì?

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, Interior nghĩa là “Nội thất”. Vậy thì, nói đến Interior là đang nói đến những công việc liên quan tới nội thất đúng không? Gần như là vậy, ngoài những công việc trong một số lĩnh vực chuyên biệt ra thì hiện nay, khi nhắc tới Interior nghĩa là đang nhắc tới 2 nghề nghiệp chính: Interior Design (Thiết kế nội thất) và Interior Decoration (Trang trí nội thất).

  • Những điểm khác biệt giữa Interior Design và Interior Decoration
  • Interior Design (Thiết kế nội thất)

Đây là nghề cần được đào tạo bài bản và chính quy. Những người làm thiết kế nội thất là những người sẽ chọn chất liệu hay màu sắc cụ thể của từng món đồ sao cho phù hợp nhất với cấu trúc ngôi nhà và yêu cầu của gia chủ. Người thiết kế nội thất có thể can thiệp vào cấu trúc xây dựng của ngôi nhà nếu cảm thấy thiết kế hiện tại chưa phù hợp với yêu cầu. Chính vì thế, họ sẽ là những người làm việc và phối hợp chặt chẽ với kiến trúc sư và nhà thầu, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu của chủ nhà.

  • Interior Decoration (Trang trí nội thất)

Dường như đây lại là một lựa chọn an toàn hơn cho những người muốn bước chân vào lĩnh vực này mà không muốn tốn quá nhiều thời gian ở các trường đào tạo chuyên sâu. Chỉ cần có khiếu thẩm mỹ, có kiến thức chuyên môn về lựa chọn nội thất cũng như tư duy tưởng tượng sắc bén là bạn đã có thể bắt tay vào nghề. Người trang trí nội thất là người phải nắm bắt được phong cách, cá tính và mong muốn của gia chủ, phải tinh tế nghiên cứu từng món đồ cần màu sắc ra sao, hình dáng thế nào, tiện lợi hay không khi đặt ở vị trí đó để có thể thổi hồn cho căn nhà một cách hoàn hảo nhất.

Tổng quát lại thì người làm trang trí nội thất sẽ lo phần diện mạo bề nổi trong khi đó nghề thiết kế nội thất lại chịu trách nhiệm phần kết cấu chìm của căn nhà.

  • Mức lương trung bình dành cho nghề Interior ở Việt Nam hiện nay

    Thu nhập của nghề này cũng là một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Khi người làm có trình độ và kinh nghiệm cao thì mức lương cũng sẽ tương xứng với năng lực của họ, đây là nghề có thể giúp bạn kiếm tiền, thậm chí rất nhiều tiền, chỉ cần bạn giỏi. Đối với những người mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương sẽ dao động trong khoảng 10 triệu đồng. Với những người đã có kinh nghiệm và kĩ năng chuyên môn cao thì lương sẽ nằm trong khoảng 15 triệu và còn có thể cao hơn nếu bạn có tiếng Anh tốt. Sau một thời gian làm việc, nếu bạn có khả năng vươn lên tới chức vụ giám sát hay quản lí thì mức lương từ 40 triệu đồng trở lên hoàn toàn nằm trong tầm với.

     Với riêng người làm Interior Decor, ngoài thu nhập chính từ công việc thì đây cũng là nghề rất tiềm năng để có thể kiếm thêm thu nhập khi bạn có thể kiêm luôn việc bán nội thất hay liên kết với những xưởng sản xuất nội thất uy tín để giới thiệu cho khách hàng. Việc này vừa giúp tăng them thu nhập lại vừa giúp bạn mở rộng và tạo dựng niềm tin trong mối quan hệ với cả 2 bên nhà cung cấp và khách hàng. Ngoài việc đầu tư vào học tập thì muốn trở thành một người làm nội thất giỏi, việc quan trọng nhất không gì khác chính là đặt cái tâm với nghề vào từng tác phẩm.

  • Cơ hội việc làm ở Việt Nam cho ngành nội thất

Nếu như người phương Tây không quá chú trọng vào việc mua nhà, thiết kế hay cải tạo nội thất thì người Việt Nam lại hoàn toàn khác. Ngôi nhà chính là bộ mặt của gia chủ, hơn thế nữa, trong cuộc sống thành thị ngày nay, người Việt không chỉ còn tập trung kiếm tiền xây nhà nữa, thay vì thế, họ có thể chọn mua chung cư hay biệt thự được xây sẵn – một trong những vùng đất cho người làm Interior thỏa sức vẫy vùng. Cũng vì thế mà thị trường việc làm của nghề này hiện nay đang vô cùng sôi động. Tuy nhiên, do độ phổ biến còn thấp nên số lượng người trong ngành với trình độ và chuyên môn tốt chưa thực sự nhiều trong khi nhu cầu ngày càng tăng cao, đây chính là cơ hội cho những ai còn đang chần chừ có nên theo nghề một cách nghiêm túc hay không.

Hy vọng rằng bài viết đã phần nào giúp bạn giải đáp Interior là gì và những khái niệm cơ bản liên quan tới nghề này. Chúc bạn thành công với lựa chọn và được sống đúng với đam mê của mình.  

Thuật ngữ

Supervisor là gì? Công việc thực hiện và mức lương ra sao?

Supervisor được ví như những người quản gia trông coi nhân viên thực hiện các công việc theo sự phân công. Nhưng vị trí công việc lại xuất hiện ở một số lĩnh vực và ở đó supervisor là gì? Họ thực hiện công việc nào? Cần có kỹ năng gì để đáp ứng yêu cầu hay không?

Supervisor là gì? Mức lương trong một số lĩnh vực

Supervisor là thuật ngữ chỉ người giám sát. Ngoài thực hiện việc giám sát thì họ còn theo dõi và điều phối các hoạt động công việc cho từng nhân viên cấp dưới. Vị trí này rất quan trọng và là cánh tay đắc lực của các nhà quản lý.

Chúng ta rất dễ bắt gặp thuật ngữ này ở một lĩnh vực với những công việc và mức lương như sau:

Sale Supervisor (giám sát kinh doanh): Thực hiện các công việc theo dõi và hướng dẫn người bán hàng. Xây dựng và tổ chức, cập nhật các kế hoạch kinh doanh để đảm bảo thực hiện theo kế hoạch đề ra. Tham gia đào tạo nhân viên và thiết lập mối quan hệ với khách hàng.

Mức lương: Đối với những Sale Supervisor có kinh nghiệm thì mức lương từ 8-20 triệu/tháng cùng với chế độ đãi ngộ.

Floor Supervisor (giám sát tầng): Thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực khách sạn. Họ chịu trách nhiệm giám sát nhân viên tại khu vực được phân công nhiệm vụ.

Mức lương: Tùy vào quy mô khách sạn mà mức lương của các Floor Supervisor dao động từ 5-10 triệu/tháng cùng các chế độ đãi ngộ.

Production Supervisor (giám sát sản xuất): Thực hiện các công việc giám sát tại các nhà máy để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm. Kiểm soát nguồn nhân lực, trang thiết bị máy móc để đảm bảo vận hành anh toàn.

Mức lương: Vị trí công việc chịu trách nhiệm khá lớn nên mức lương rơi vào khoảng 7-48 triệu/tháng cùng các chế độ đãi ngộ.

Công việc cụ thể của supervisor là gì?

Như đã nêu trên, mỗi vị trí supervisor đều gắn liền với tên gọi cụ thể của từng lĩnh vực nhưng chung quy những công việc cơ bản giống nhau mà họ thực hiện bao gồm:

Phân chia nhiệm vụ cho nhân viên, chia ca và giám sát họ thực hiện nhiệm vụ của mình. Điều phối nhân viên để hỗ trợ khách hàng kịp thời và cùng họ giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc.

Giám sát các hoạt động kinh doanh về tiến độ thực hiện, cung cấp hàng hóa, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, đề ra các phương án xử lý để thúc đẩy kinh doanh, lập ra kế hoạch kinh doanh mới để cạnh tranh trên thị trường.

Làm việc chặt chẽ với các nhà quản lý và Giám đốc để báo cáo hiệu quả công việc kinh doanh. Và đồng thời nhận lệnh từ cấp trên để phổ biến đến nhân viên. Đồng thời phối hợp với các bộ phận liên quan để quản lý nhân viên và kế hoạch thực hiện. Tham gia vào kế hoạch đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên.

Supervisor cần có những kỹ năng gì?

Supervisor là một công việc đòi hỏi các kỹ năng để giải quyết linh hoạt các vấn đề xảy ra. Trong đó, quan trọng nhất là các kỹ năng đặc biệt sau đây:

Lập kế hoạch: Nhiệm vụ của người giám sát không chỉ là theo dõi công việc thực hiện mà họ còn phải điều phối và quản lý hoạt động của nhân viên. Do vậy, họ cần có khả năng lập kế hoạch để điều khiển việc thực hiện dễ dàng tránh những sai sót.

Giao tiếp: Supervisor sẽ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và truyền đạt thông tin cho cấp dưới. Do vậy, họ phải có kỹ năng giao tiếp để giải quyết các vấn đề xảy ra thật khéo léo. Và đồng thời cần có tác phong làm việc chuyên nghiệp, cư xử lịch sự, tôn trọng sẽ chiếm cảm tình của khách hàng.

Quản lý thời gian: Mục đích của việc giám sát là để công việc hoàn thành đúng hạn mà để thực hiện được điều này, người giám sát phải quản lý được thời gian trong việc thực hiện danh sách các công việc. Trong đó, cần biết sắp xếp công việc nào cần thực hiện trước và nhanh chóng để tránh chậm trễ deadline.

Đào tạo và khen thưởng: Một giám sát giỏi là người biết đào tạo nhân viên để họ trở nên chuyên nghiệp góp phần vào các kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Đồng thời khen thưởng nhân viên khi hoàn thành tốt nhiệm vụ, sự công tư phân minh này sẽ giúp họ gắn bó lâu dài với đội nhóm.

Supervisor là gì? Chúng ta đã trả lời câu hỏi này rất nhanh chóng trong phần trình bày trên. Hi vọng các bạn có thêm thông tin để tham khảo và lựa chọn nghề hấp dẫn này để phát triển sự nghiệp cho mình. 

Thuật ngữ

Dịch thuật là gì ? – Dịch thuật khó hay dễ

Dịch thuật chắc hẳn là một từ không còn xa lạ gì đối với mọi người trong thời đại hội nhập kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, để hiểu rõ và cụ thể hơn những khía cạnh khác về nghề nghiệp đang hot nhất nhì hiện nay thì mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

  1. Dịch thuật là gì?

Dịch thuật giải thích một cách đơn giản chính là hoạt động truyền tải ý nghĩa và nội dung của một thông điệp từ ngôn ngữ ngày sang ngôn ngữ khác để tạo thành một đoạn văn mới với ý nghĩa tương đương.

Tuy nhiên dịch thuật không chỉ đơn thuần là chuyển đổi song song từ “từ” sang “từ”, “câu” sang “câu” mà còn bị ràng buộc bởi rất nhiều yếu tố khác như ngữ cảnh, quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ được dịch và ngôn ngữ cần dịch hay thậm chí là phải quan tâm tới cả yếu tố khác biệt văn hóa giữa hai ngôn ngữ nữa.

  • Các loại hình dịch thuật

Dịch thuật được chia làm 2 loại chính là Phiên dịch (dịch nói) và Biên dịch (dịch viết). Phiên dịch xuất hiện trước biên dịch từ rất lâu còn biên dịch chỉ mới xuất hiện khi ngôn ngữ viết đã phát hiện hoàn thiện nhằm phục vụ cho mục đích lưu trữ và truyền bá. Mỗi loại dịch thuật đều đòi hỏi những kĩ năng nhất định nhưng chung quy lại vẫn liên qua đến 4 kĩ năng chính đó là Nghe – Nói – Đọc – Viết.

  • Phiên dịch

Phiên dịch là hành động chuyển đổi từ ngôn ngữ ngày qua ngôn ngữ khác bằng lời nói. Để phục vụ cho công việc phiên dịch thì 2 kĩ năng quan trọng mà một thông dịch viên cần nhất đó chính là khả năng Nghe – Nói vượt trội. Tại sao lại như thế? Phiên dịch viên là người có thể dịch thông tin gần như ngay tức khắc và cũng chính là người diễn đạt hàm ý của người nói sao cho người nghe có thể hiểu một cách rõ ràng nhất. Cũng chính vì điều đó mà ngoài kĩ năng nghe nói xuất sắc, một phiên dịch viên giỏi còn phải là người có thể nắm bắt và ghi nhớ thông tin nhanh chóng và hiệu quả.

Đối với những phiên dịch viên làm việc trong môi trường công sở thì khả năng tư duy nhạy bén cũng là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả công việc mà người đó đem lại. Đôi khi người dịch sẽ phải linh hoạt theo hoàn cảnh và thời điểm để có thể đưa ra thông tin được dịch vừa chính xác mà lại không cứng nhắc sách vở.

Hãy thử tưởng tượng nếu đối tác hay sếp yêu cầu bạn dịch một đoạn thông tin vô cùng dài và nhiều chi tiết, liệu bạn có chắc rằng mình sẽ nhớ được hết? Đó cũng chính là lí do mà ngoài những kĩ năng chuyên môn, bạn còn cần phải trang bị cho mình kĩ năng take note hay nói cách khác là kĩ năng chọn lọc và ghi chú thông tin quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin đầy đủ hơn mà không sợ quên hay dịch sót ý.

  • Biên dịch

Biên dịch là hành động chuyển đổi ngôn ngữ thông qua chữ viết, ngôn từ trên giấy hay văn bản. Cũng giống như phiên dịch, một biên dịch viên chuyên nghiệp chắc chắn sẽ có cho mình những kĩ năng chuyên môn riêng để phục vụ cho công việc. Hai trong số đó là khả năng Đọc hiểu và Viết.

Nếu như phiên dịch chỉ yêu cầu người dịch truyền đạt sao cho đủ và đúng ý thì công việc biên dịch lại đòi hỏi cao hơn thế rất nhiều, mỗi một câu từ được dịch ra đều phải được lựa chọn kĩ lưỡng, trau chuốt sao cho người đọc dễ hiểu nhất có thể nhưng lại không mất đi ý nghĩa của thông tin gốc.

Biên dịch không chỉ đòi hỏi người dịch phải có kiến thức hay am hiểu về lĩnh vực cần dịch mà đôi khi còn phải biết cả về hình thức trình bày hay ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích nữa. Chính vì thế mà khả năng tìm tòi và nghiên cứu chính là nhân tố quyết định một người có phải là biên dịch viên giỏi hay không.

  • Các phương pháp dịch thuật

Tất nhiên, để công việc được trôi chảy và thuận lợi thì dù là phiên dịch viên hay biên dịch viên cũng cần trang bị cho mình những phương pháp dịch nhất định phù hợp cho từng tình huống.

  • Dịch đúng nghĩa: Là phương pháp dịch đúng và giữ nguyên hoàn toàn nội dung của ngôn ngữ cần dịch. Người dịch phải đảm bảo lối hành văn rõ ràng, đúng nguyên bản và văn phạm của ngôn ngữ dịch. Phương pháp này sẽ phù hợp cho những ai làm biên dịch – công việc đòi hỏi sự chính xác cực kì cao.
  • Dịch ý: Ngược lại với phương pháp bên trên, dịch ý lại được ưa chuộng và phù hợp hơn cho những ai có đam mê làm phiên dịch viên. Bởi lẽ với phương pháp này người dịch có thể thoải mái sáng tạo ngôn từ miễn sao có thể truyền đạt đúng ý và hợp văn phong là được.

Mỗi một phương pháp sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng cho nên để đạt hiệu quả cao khi dịch thuật thì người dịch cần linh hoạt xem nên áp dụng phương pháp nào cho trường hợp nào, không nên cứng nhắc chỉ sử dụng một phương pháp nhất định.

  • Trong tương lai, máy móc có thể thay thế con người trong việc dịch thuật hay không?

Với sự phát triển của công nghệ, máy móc và trí tuệ nhân tạo ngày nay thì đôi khi người ta ưu tiên sử dụng công nghệ cho việc dịch thuật để tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, máy móc vẫn chỉ là máy móc, không thể nào thay thế hoàn toàn được con người. Thứ nhất, máy móc không thể linh hoạt được như con người, máy móc không thể phân biệt được trường hợp này dùng từ này có lịch sự hay không, có phù hợp ngữ cảnh hay không, nhưng con người thì chắc chắn có. Thứ hai, khả năng tiếp thu và cải tiến của máy móc tuy chính xác nhưng cần nhiều thời gian. Để nâng cấp cho máy học thêm từ mới hàng ngày cần tới rất nhiều công thức và câu lệnh, mà những thứ này cũng là do con người tạo ra. Trong khi đó, con người có khả năng tiếp thu kiến thức mới hoàn toàn vượt trội và hiệu quả hơn so với máy rất nhiều. Chính vì hai lí do trên mà dù là trong tương lai xa với nhiều sự phát triển vượt bậc, máy móc cũng không thể nào thay thế hoàn toàn được con người.

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp mọi người hiểu rõ hơn khái niệm “Dịch thuật là gì?” cũng như hiểu thêm về tính chất những loại hình dịch thuật hiện nay, từ đó lựa chọn cho mình công việc phù hợp và thành công với đam mê của mình.

Thuật ngữ

Công việc của thủ kho là gì? Những yêu cầu cần có của nghề

Nghề thủ kho là một công việc đã có từ lâu đời và mỗi thời kỳ cách thức quản lý và nhiệm vụ của thủ kho có phần khác biệt. Cho đến giai đoạn ngày nay thì vai trò của thủ kho trong các doanh nghiệp ngày càng được nhấn mạnh tầm quan trọng. Bởi họ thực hiện nhiệm vụ trông giữ kho hàng. Vậy cụ thể công việc của thủ kho là gì?

Thủ kho là gì? Có những yêu cầu nào?

Thủ kho là người quản lý kho hàng từ khâu vận chuyển hàng đến kho cho đến khi xuất đi. Họ chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng hàng hóa trong kho. Vì lẽ này nên nhiều người nhầm tưởng rằng thủ kho giống như bảo vệ nhưng thực chất vai trò của 2 vị trí này khác nhau. Cụ thể bảo vệ chỉ là người đảm bảo an ninh cho kho hàng. Và nhiệm vụ của thủ kho cũng khác hẳn với kế toán kho.

Nhìn chung nghề thủ kho không quá khắt khe về yêu cầu chuyên môn nhưng các bạn cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản về năng lực quản lý và quan sát. Bên cạnh đó là yêu cầu từ bằng trung cấp trở lên ở các ngành như kinh tế, kế toán, thương mại và sử dụng thành thạo vi tính văn phòng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đòi hỏi người thủ kho có kinh nghiệm ít nhất là 1 năm và am hiểu về quản lý hàng hóa, quy trình xuất nhập kho.

Đặc biệt, thủ kho cần có tính cách tỉ mỉ, cẩn thận để thống kế số liệu chính xác về hàng hóa và đảm bảo về chất lượng. Đồng thời cần có tính cách nhạy bén, trung thực để làm việc với các bộ phận liên quan đến việc cung ứng hàng, trung thực báo cáo với cấp trên về tình hình hàng hóa trong kho để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy đến.

Công việc của thủ kho là gì?

Chúng ta  thường nghĩ rằng việc quản lý kho hàng sẽ rất nhàn nhã vì chỉ cần giám sát kho. Nhưng thực tế công việc phải làm rất nhiều và họ đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng như sau:

Thực hiện thủ tục xuất/nhập hàng: Kiểm tra chứng từ, đơn hàng các yêu cầu về xuất/nhập hàng theo quy định. Theo dõi việc xuất/nhập hàng, ghi phiếu và lưu trữ vào phần mềm quản lý. Chuyển các chứng từ cho các bộ phận liên quan và báo cáo với cấp trên.

Theo dõi hàng tồn kho: Giám sát việc vận chuyển hàng tồn kho và đảm bảo có định mức tối thiểu. Nếu số lượng hàng hóa có sự biến động thì phải báo cáo với cấp trên để thay đổi định mức hàng tồn kho ở định mức tối thiểu phù hợp.

Thực hiện thủ tục đặt hàng: Làm thủ tục, lập phiếu yêu cầu mua hàng và nhập đơn hàng. Theo dõi quá trình mua hàng và nhập hàng.

Sắp xếp hàng hóa: Thủ kho có trách nhiệm sắp xếp hàng hóa trong kho theo đúng quy định. Đồng thời lập sơ đồ và cập nhật thông tin khi có sự thay đổi về cách bố trí hàng hóa. Sắp xếp đúng vị trí và không để bị đổ vỡ hay hư hỏng.

Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn: Hàng hóa trong kho cần được bảo quản kỹ lưỡng đúng quy trình chất lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuân thủ các nguyên tắc về phòng cháy nổ, kiểm tra định kỳ kệ hàng để không bị gãy đổ.

Thủ kho giỏi cần có những tố chất nào?

Để trở thành một thủ kho giỏi không đơn thuần là thực hiện tốt công việc ghi chép số liệu hàng hóa mà chúng ta cần phải rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như sau:

Khả năng tiếp thu nhanh: Như chúng ta đã biết, việc quản lý công việc trong thời đại công nghệ như hiện nay rất cần các phần mềm hỗ trợ. Do vậy, người thủ kho cần có khả năng tiếp thu nhanh có phần mềm ứng dụng trong việc quản lý đơn từ. Đặc biệt, khi có những thay đổi về tình hình hoạt động doanh nghiệp thì các thủ kho phải kịp thời nắm bắt và phổ biến cho các thành viên.

Kỹ năng giao tiếp: Tính chất công việc của thủ kho sẽ thường xuyên tiếp xúc với các bộ phận như kinh doanh, sản xuất, kỹ thuật, công nhân… Vì vậy, chúng ta phải có kỹ năng giao tiếp khéo léo để thể hiện tinh thần hợp tác và sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu.

Kỹ năng tổ chức, sắp xếp: Sắp xếp hàng hóa theo quy định là việc cơ bản cần nắm nhưng một thủ kho giỏi còn linh hoạt trong việc tổ chức và bố trí các loại hàng theo một trình tự logic, khoa học. Họ am hiểu đặc tính của các loại hàng để điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp.

Bài viết đã tổng hợp những vấn đề liên quan đến nghề thủ kho và hàng ngày công việc của thủ kho là gì. Với những yêu cầu cơ bản như trên thì hi vọng có thể giúp các bạn tham khảo công việc này tại nhiều doanh nghiệp khác nhau.

Thuật ngữ

Quản trị kinh doanh làm gì? Định hướng đúng khi chọn ngành học

Quản trị kinh doanh chắc chắn là một trong ngành học đang được các bạn trẻ lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, đa phần các bạn lựa chọn ngành này là do đi theo mong muốn của ba mẹ hoặc chỉ đi theo xu hướng chung chứ chưa thực sự hiểu về ngành học này. Vì thể, học quản trị kinh doanh ra trường sẽ làm gì là câu hỏi khiến các bạn băn khoăn nhất khi cân nhắc học ngành này.

  1. Quản trị kinh doanh là gì?

Muốn biết được học quản trị kinh doanh ra trường sẽ làm gì thì trước tiên bạn phải biết được ngành này sẽ dạy bạn về lĩnh vực gì. Quản trị kinh doanh là ngành học với mục đích đào tạo cho bạn cách quản trị và những phương thức trong kinh doanh một cách chuyên sâu và đầy đủ. Sau khi học, bạn sẽ nắm được kiến thức cơ bản và nguyên tắc hoạt động của các bộ phận trong công ty như thế nào, dựa vào đó, bạn sẽ là người đưa ra những đề xuất, quyết định để công ty phát triển hoạt động kinh doanh một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

  • Ngành quản trị học những gì?

Khi học trong trường, bạn sẽ được dạy những môn bắt buộc như quản trị học, marketing căn bản, Kinh tế vĩ mô – vi mô, nguyên lý kế toán… Tiếp theo đó là những môn chuyên sâu hơn như quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, thị trường chứng khoán…

Song song những kiến thức chuyên môn chủ yếu là lý thuyết, sinh viên sẽ được thực hành thêm các kĩ năng mềm về ngoại ngữ, tin học, lên kế hoạch và tổ chức sự kiện, kỹ năng đàm phán và thương lượng, học giải quyết tình huống trong kinh doanh hay thậm chí có cả nghệ thuật lãnh đạo rất thiết thực. Cũng chính vì thế mà sinh viên đầu ra của ngành này thường sẽ là những cá nhân có óc tư duy rất logic và nhạy bén.

Nếu bạn phân vân chương trình giảng dạy khác nhau giữa các trường thì cũng đừng nên lo lắng quá vì nội dung đào tạo cũng như tiến trình giảng dạy các môn học ở những nơi đào tạo giống nhau tới 66% trong đó 50% sẽ dạy theo quy định chung.

Ngành quản trị kinh doanh có số lượng chuyên ngành khá đa dạng cho người học lựa chọn, có thể kể tới như:

  • Quản trị kinh doanh quốc tế
  • Quản trị marketing
  • Quản trị doanh nghiệp
  • Quản trị khởi nghiệp
  • Quản trị logistic
  • Quản trị kinh doanh tổng hợp
  • Học quản trị kinh doanh ra làm nghề gì?

Đây có lẽ mà mối quan tâm chính của mọi người khi quyết định đi theo ngành này. Hiện nay có rất nhiều lựa chọn khi đi làm dành cho người học quản trị, tuy nhiên, dù bạn làm trong lĩnh vực nào, việc tìm hiểu và chuẩn bị kiến thức chuyên sâu của lĩnh vực đó cũng là điều vô cùng quan trọng vì trường học mới chỉ cung cấp cho bạn kiến thức nền tảng cơ bản mà thôi. Sau đây là một số lĩnh vực trong khối ngành kinh tế mà bạn có thể cân nhắc:

  • Lĩnh vực tài chính

Trong lĩnh vực này, bạn là người tính được khả năng sinh lời của dự án, đồng thời đưa ra quyết định trong việc đầu tư, bạn phải nhìn được hướng đi của dòng tiền trong tương lai và có kĩ năng phân tích thị trường giỏi. Các công ty tài chính, ngân hang, bảo hiểm hoặc phòng tài chính kế toán của công ty sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

  • Lĩnh vực ngân hàng

Làm việc ở bộ phân giao dịch viên hay thẻ tín dụng của ngân hàng là vị trí rất phổ biến hiện nay cho những ai học quản trị kinh doanh. Khi ngân hang tuyển dụng bạn, họ sẽ đào tạo lại từ đầu cho nên bạn hoàn toàn có cơ hội cạnh tranh với những sinh viên ra trường ngành ngân hàng.

  • Lĩnh vực kế toán

Nếu bạn là người có tính kiên nhẫn và cẩn thận thì kế toán cũng sẽ là một công việc thú vị cho bạn. Tuy nhiên, vì kiến thức trong trường bạn được học mới chỉ là cơ bản nên nếu xác định kế toán là cần kiếm cơm chính là bạn nên học qua một lớp kế toán ngắn hạn, điều này sẽ giúp bạn nắm bắt công việc nhanh hơn khi đi làm.

  • Lĩnh vực Marketing

Với lĩnh vực này bạn hoàn toàn có thể làm cho ngành Agency hay Client tùy vào sở thích của mình. Nếu làm cho Client, 3 bộ phận chính bạn có thể ứng tuyển là Brand Management, Trade Marketing và Research. Còn nếu làm bên Agen cy thì lựa chọn sẽ đa dạng hơn bao gồm: Advertising (IMC), PR, Event/Activation, Digital, Production, Research, Media, Media Publisher.

Ngoài những lĩnh vực trên, nếu trong quá trình đi học bạn đã có cơ hội tích lũy riêng cho bản thân kha khá kinh nghiệm và đồng thời cũng muốn thử thách chính mình, bạn hoàn toàn có thể tự khởi nghiệp làm kinh doanh, đây cũng đang là xu hướng của rất nhiều người trẻ hiện nay.

  • Cơ hội việc làm cho ngành quản trị kinh doanh

Theo thống kê thì 3 năm trở lại đây số lượng hồ sơ đăng ký tuyển sinh của ngành quản trị đang đứng đầu bảng xếp hạng. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn nhân lực đầu ra của ngành này trong 1, 2 năm tới sẽ vô cùng lớn dẫn dến việc tỉ lễ cạnh tranh giữa các ứng viên cũng sẽ tăng lên và áp lực hơn. Tuy nhiên, với thời đại kinh tế phát triển cùng với hàng ngàn công ty, doanh nghiệp đang hoạt động hàng năm thì việc tìm cho mình một công việc là không khó. Không chỉ vậy, mức lương dành cho người học ngành này cũng luon đứng top và có độ ổn định cao, đây cũng sẽ là động lực cho những ai còn ngần ngại vấn đề lương bổng. Hy vọng rằng sau khi tìm hiểu được học Quản trị kinh doanh làm gì thì bạn sẽ phần nào vững tin hơn vào quyết định của mình. Chúc bạn lựa chọn được đường đi đúng đắn cho mình.

Thuật ngữ

Kỹ năng giải quyết xung đột – bí quyết của ngừoi thành công

Trong quá trình đi học, đi làm hay trong những mối quan hệ cá nhân thường ngày, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng phải đối mặt với những xung đột khi có những ý kiến trái chiều xuất hiện từ nhiều phía về một vấn đề nào đó. Vậy để giải quyết xung đột một cách nhanh chóng mà hiệu quả thì cần những kỹ năng gì?

  1. Xung đột là gì?

Để giải quyết một vấn đề thì chúng ta phải hiểu được bản chất vấn đề đó. Vậy để giải quyết được xung đột thì ta phải nắm được khái niệm xung đột là gì. Xung đột được định nghĩa là sự đối lập và bất đồng quan điểm về nhu cầu, giá trị và lợi ích giữa các cá nhân, các nhóm hay các tổ chức cụ thể. Trong đó, một bên nhận thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng xấu do nguyên nhân từ bên còn lại. Xung đột được chia ra thành các nhóm chính như sau:

  • Phân biệt theo đối tượng gồm có:
    • Xung đột giữa các cá nhân với nhau
    • Xung đột giữa các nhóm với nhau
    • Xung đột trong nội tại cá nhân
  • Phân biệt theo tính chất xung đột:
    • Xung đột có lợi
    • Xung đột có hại
  • Chức năng của xung đột

Nghe có vẻ ngược nhưng đúng là xung đột không những không hoàn toàn xấu mà còn có thể có lợi nếu biết giải quyết đúng cách. Xung đột có 2 chức năng chính đó là chức năng xây dựng và chức năng phá vỡ. Ở đây, chúng ta sẽ xét trong môi trường làm việc công sở.

  • Chức năng xây dựng

Chức năng xây dựng là để nói đến những lợi ích mà một cuộc xung đột có thể mang tới, đặc biệt là xung đột giữa các nhóm làm việc chung. Có thể liệt kê ra những lợi ích cơ bản của xung đột ra như:

  • Tăng hiệu quả làm việc nhóm, tăng sự thấu hiểu đồng thời tăng khả năng gắn kết giữa các thành viên trong nhóm.
  • Tạo ra môi trường để mỗi cá nhân có thể tự đánh giá và thay đổi để phát triển tốt hơn.
  • Cải tiến chất lượng, kích thích sự sáng tạo và tranh đua để tạo ra cái mới.
    • Chức năng phá vỡ

Tuy có những lợi ích nhất định nhưng đa số các cuộc xung đột đều gây ra những hậu quả xấu và không có lợi cho cả hai bên như:

  • Làm rạn nứt mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm, làm giảm sự gắn kết, nghiêm trọng hơn thì một cuộc xung đột có thể gây chia rẽ nội bộ, ghen ghét đố kị, không muốn làm việc chung.
  • Từ việc các thành viên không đoàn kết dẫn tới làm giảm hiệu quả công việc, chậm tiến độ và gây ra sự không thống nhất trong quá trình làm việc.
  • Tạo ra hình ảnh xấu khi nhìn vào tập thể chung.
  • Kỹ năng giải quyết xung đột hiệu quả

Cũng chính vì xung đột có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả cũng như chất lượng công việc nên việc phát hiện ra và giải quyết xung đột nhanh chóng là cực kỳ quan trọng khi làm việc chung.

  • Tìm ra nguồn gốc của xung đột

Muốn tìm ra giải pháp thì phải biết được nguyên nhân vấn đề nằm ở đâu. Có hàng trăm nguyên nhân có thể dẫn tới việc xung đột nội bộ nhóm, có thể do bất đồng giữa các cá nhân trong nhóm, hay do một cá nhân cảm thấy không hài lòng với quy định chung hay cách làm việc của tập thể và vô vàn những lí do khác nữa. Vì vậy, việc xác định vấn đề bắt nguồn từ đâu sẽ giúp bạn biết được phải bắt đầu giải quyết xung đột như thế nào.

  • Ngồi xuống và lắng nghe

Sau khi đã tìm ra được căn nguyên của vấn đề thì việc tiếp theo là giữ bình tĩnh là lắng nghe, lắng nghe tất cả mọi người. Một sự việc có thể là đơn giản với người này nhưng lại là một điều bất mãn với người đang nằm trong cuộc xung đột. Cho nên việc tìm hiểu và lắng nghe ý kiến cũng như góc nhìn của mọi người về vấn đề sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát và khách quan hơn.

  • Cùng nhau trình bày quan điểm và đưa ra giải pháp

Trước tiên, hãy cùng mọi người ngồi xuống trình bày quan điểm của mỗi người và hỏi những người khác cảm thấy thế nào về quan điểm của đối phương, phù hợp hay không, bất hợp lý chỗ nào. Nên bình tĩnh thảo luận, hướng mọi người tới việc đưa ra giải pháp chung chứ không nên đào sâu vào nguyên nhân vì việc này rất dễ dẫn tới việc đổ lỗi qua lại lẫn nhau gây phản tác dụng.

Trong quá trình thảo luận và tìm cách giải quyết, hãy để tất cả mọi người được đưa ra cách giải quyết riêng. Càng có nhiều lựa chọn thì mọi người sẽ càng dễ thỏa hiệp để tìm ra đường đi đúng nhất. Việc này cũng sẽ tiết kiệm thời gian hơn việc suy nghĩ giải pháp một mình. Và đặc biệt hãy nhớ rằng, chính sự ảnh hưởng quyền lợi là nguyên nhân dẫn tới xung đột, vì vậy bạn phải đảm bảo giải pháp cuối cùng mà bạn đưa ra đáp ứng được tính công bằng giữa các cá nhân trong nhóm và được tất cả mọi người đồng thuận.

Yếu tố cuối cùng và cũng là yếu tố quyết định một cuộc thảo luận giải quyết xung đột có thể thành công hay không đó chính là việc gạt bớt cái tôi của bản thân sang một bên. Không chỉ riêng người trong cuộc xung đột mới cần đặt cái tôi xuống mà tất cả các thành viên trong nhóm cũng đều cần phải vậy, phải xác định mục tiêu chính là hướng tới hiệu quả công việc chứ không riêng gì lợi ích cá nhân.

Xung đột trong môi trường công sở không phải lúc nào cũng xấu. Tuy nhiên dù là lợi hay hại thì mọi cuộc xung đột cũng cần được tìm cách tháo gỡ trước khi quá muộn. Giải quyết xung đột không phải là một việc dễ dàng nhưng chắc chắn sẽ không khó để rèn luyện nếu bạn thực sự muốn công việc đạt hiệu quả cao. Hy vọng vơi những kỹ năng giải quyết xung đột mà bài viết đưa ra, bạn có thể tìm ra được phương pháp phù hợp nhất cho mình để cùng xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh và hiệu quả.